Các hệ thống lương thực thực phẩm và nông nghiệp ngày nay đã thành công trong việc cung cấp khối lượng lớn lương thực thực phẩm cho thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, những hệ thống nông nghiệp cần nhiều đầu vào từ bên ngoài và sử dụng nhiều tài nguyên đã gây ra nạn phá rừng, khan hiếm nước, mất da dạng sinh học, cạn kiệt đất đai và phát thải khí nhà kính.
Là một phần trong phản ứng toàn cầu với tình trạng khí hậu bất ổn, nông nghiệp sinh thái là cách tiếp cận độc đáo để đáp ứng mức gia tăng lớn về nhu cầu lương thực trong tương lai. Theo định nghĩa của FAO, nông nghiệp sinh thái là một cách tiếp cận tổng hợp, cùng lúc áp dụng cả khái niệm và nguyên tắc về kinh tế, xã hội vào thiết kế, quản lý hệ thống lương thực thực phẩm cũng như nông nghiệp. Nông nghiệp sinh thái tìm cách tối ưu hóa quan hệ tương tác giữa thực vật, động vật, con người và môi trường trong khi cân nhắc các khía cạnh khác, giúp xây dựng một hệ thống bền vững và bình đẳng.
Được nêu ra trong các tài liệu khoa học từ những năm 1920, nông nghiệp sinh thái hiện được chia làm 10 thành tố là tính đa dạng, chia sẻ kiến thức và đồng khởi tạo, tính cộng hưởng, tính hiệu quả, sự tái tạo, sức chống chịu, giá trị xã hội nhân văn, truyền thống ẩm thực và văn hóa, quản trị có trách nhiệm, kinh tế tuần hoàn và vững chắc.
Khác với một số phương pháp tiếp cận khác trong phát triển bền vững, nông nghiệp sinh thái dựa vào quy trình từ dưới lên và theo lãnh thổ, trong đó nhấn mạnh tới việc cung cấp các giải pháp phù hợp với hoàn cảnh cho các vấn đề địa phương. Đổi mới của nông nghiệp sinh thái dựa trên sự đồng sáng tạo kiến thức, kết hợp khoa học với kiến thức truyền thống và thực tiễn tại địa phương.
PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ, trong 10 yếu tố kể trên, tính đa dạng là chìa khóa cho quá trình chuyển đổi nông nghiệp sinh thái. Từ góc độ sinh học, hệ thống nông nghiệp sinh thái tối ưu hóa sự đa dạng của các loài và tài nguyên di truyền. Ví dụ, hệ thống nông lâm nghiệp tổ chức cây bụi và cây to có độ cao và hình dạng khác nhau ở các mức hoặc tầng khoác nhau, giúp tăng đa dạng theo chiều rộng.
Trong trồng trọt, những phương pháp chủ yếu để tăng tính đa dạng như xen canh, luân canh... Trong chăn nuôi, thủy sản, tính đa dạng cũng được áp dụng trong các mô hình như kết hợp nhiều loại động vật nhai lại giúp giảm rủi ro sức khỏe do ký sinh trùng.
"Trên cơ sở phát huy tính đa dạng và những thành tố khác, nền nông nghiệp sẽ đạt được điểm hiệu quả", PGS. TS. Đào Thế Anh nhấn mạnh. Đây là tiền đề giúp một nền nông nghiệp sản xuất được nhiều hơn, nhưng sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn. Nó cũng góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại cố hữu như 50% phân đạm bón vào đất bị thất thoát ra môi trường bên ngoài, dẫn tới nhiều hệ lụy cho con người, thảm thực vật, và động vật sống xung quanh.
Tại Việt Nam, 6 nhóm nông nghiệp sinh thái đã phát triển gồm: nông lâm kết hợp, quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPHM), hệ thống thâm canh lúa cải tiến, hệ thống kế hợp trồng trọt - chăn nuôi/thủy sản, canh tác hữu cơ, và nông nghiệp bảo tồn cảnh quan.
Mật khẩu | |
Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu | Đăng ký | |
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM
Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội
Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại Văn phòng Hiệp hội: (+84.24) 3733 6520 - 3845 2818;
Fax: (+84.24) 3733 7498
E-mail: info.vicofa@gmail.com
Website: vicofa.org.vn
Ghi rõ nguồn "vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.